Tín ngưỡng tư bản

[ ] 03/08/2016

Ý tưởng rằng “Lợi nhuận của sản xuất phải được tái đầu tư vào sự gia tăng sản xuất.” đọc lên nghe tầm thường. Thế nhưng, nó là xa lạ với hầu hết mọi người trong suốt lịch sử. Trong những thời trước thời nay, người ta đã tin rằng sự sản xuất đã là, ít hay nhiều, không thay đổi. Vì vậy, tại sao phải tái đầu tư lợi nhuận của bạn, nếu sản xuất sẽ không tăng lên nhiều, bất kể bạn có làm gì đi nữa? Thế nên, những quý tộc thời trung cổ đã ôm lấy một đạo đức của sự rộng rãi và sự tiêu thụ phô trương dễ dàng nhận thấy. Họ tiêu những thu nhập hoa lợi của họ trong những tranh giải thi đấu, yến tiệc, dinh thự và chiến tranh, vào từ thiện, và những nhà thờ đồ sộ. Một số ít đã cố gắng để tái đầu tư lợi nhuận trong việc tăng sản lượng của đồn điền hay thái ấp của họ, phát triển những loại lúa mì tốt hơn, hoặc tìm kiếm những thị trường mới.

Trong thời đại hiện đại, giới quý tộc đã được một tầng lớp mới thay thế, những thành viên của tầng lớp này là những tín đồ đích thực của tín ngưỡng tư bản. Lớp ưu tú tư bản mới không gồm những quận công và bá tước, nhưng những chủ tịch hội đồng quản trị, những người mua bán stock, và những nhà kỹ nghệ. Những nhà tài phiệt này rất giàu có hơn nhiều so với những quý tộc thời trung cổ, nhưng họ rất ít quan tâm đến sự tiêu thụ quá độ, và họ dành một phần nhỏ hơn nhiều từ lợi nhuận của họ vào những hoạt động phi sản xuất.

Những quý tộc thời trung cổ đều khoác những áo lụa nhiều màu, đính vàng hay bạc, và dành nhiều thời giờ của họ để dự những tiệc chiêu đãi, những lễ hội và những thi đấu có tranh giải hào hứng Trong khi đó, để so sánh, những CEO, những người đứng đầu ban điều hành công ty hiện đại, khoác những bộ đồng phục trông chán chết, gọi là bộ com-lê, vốn tất cả đủ tạo cho họ sự phô trương của một đàn quạ, và họ ít có thời giờ cho những lễ hội. Nhà tư bản gan dạ điển hình, lao từ một cuộc họp kinh doanh này sang một cuộc họp thương mại khác, cố gắng tìm ra chỗ để đầu tư vốn của mình, và theo dõi những lên và xuống của những cổ phần và trái phiếu ông sở hữu. Đúng, quần áo của ông có thể là xa xỉ hiệu Versace, và ông ta có thể đi đó đây trong một máy bay phản lực riêng, nhưng những chi phí này không là bao, so với những gì ông đầu tư trong gia tăng sự sản xuất của con người.

Không chỉ những mogul, những nhà kinh doanh hết sức giàu có và thế lực, trong quần áo đắt tiền hiệu Versace, là những người đầu tư để tăng sản suất. Những người dân thường và những cơ quan chính phủ cũng suy nghĩ theo những đường tương tự. Có bao nhiêu trò chuyện trong bữa ăn tối, trong những khu phố bình dân, sớm hay muộn sa lầy trong tranh luận bất tận về việc không biết tốt hơn đầu tư tiền tiền tiết kiệm của mình trong thị trường chứng khoán, hay trái phiếu, hay bất động sản? Chính phủ cũng cố gắng để đầu tư những khoản tiền thu thuế vào trong những công trình sản xuất vốn sẽ làm tăng thu nhập trong tương lai – lấy thí dụ, việc xây dựng một hải cảng mới có thể làm những nhà máy xuất cảng những sản phẩm của chúng dễ dàng hơn, khiến chúng có khả năng đóng thuế nhiều hơn, do đó tiền thu thuế của chính phủ được tăng lên trong tương lai. Một chính phủ khác có thể chọn lựa nghiêng sang đầu tư vào giáo dục, trên nền tảng là những công dân học thức sẽ thành hình cơ sở cho những ngành kỹ nghệ mới có kỹ thuật rất cao, sinh lời rất lớn, đóng rất nhiều loại tiền thuế, nhưng không cần những hải cảng có cơ sở thiết bị rộng lớn.

http://chuyendaudau.blogspot.com/2015/08/harari-sapiens-mot-lich-su-ngan-gon-cua_9.html?m=1

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Kinh tế - xã hội