Vì sao giá bắp rang bơ ở các rạp chiếu phim rất đắt?

[ ] 16/04/2019

Bạn có hay vào rạp xem phim không? Giá vé thường không thành vấn đề nhất là khi dẫn theo ‘gấu’. Nhưng mình tin giá của nước uống và bắp rang bơ (bỏng ngô) sẽ làm bạn thắc mắc

Bạn có hay vào rạp xem phim không? Giá vé thường không thành vấn đề nhất là khi dẫn theo ‘gấu’. Nhưng mình tin giá của nước uống và bắp rang bơ (bỏng ngô) sẽ làm bạn thắc mắc bởi cao hơn thị trường khá nhiều. Mình cũng như bạn, luôn đặt nghi vấn cho chuyện này.

Giá bắp rang bơ và nước ở các rạp chiếu phim

Dạo gần đây mình không có dịp đi xem phim nữa nhưng còn nhớ giá trước đây: bắp rang bơ thường sẽ có giá khoảng 30.000 – 40.000 nghìn đồng tùy rạp trong khi ở ngoài mua một lượng bỏng tương tự có thể chỉ mất 10.000 đồng. Một lon coca hay pepsi chỉ mất khoảng 8.000 – 10.000 đồng nhưng một cốc trong rạp lại có thể tốn tới 18.000-20.000 đồng. Mình cũng hay mua theo compo nhưng giá cũng không rẻ hơn là mấy.

Các rạp chiếu phim có ‘sức mạnh’ để lấy được giá đó

Hoàn cảnh: Thường thì các rạp không cho khán giả mang đồ ăn vào trong phòng chiếu. Nhưng họ sẽ cho phép bạn mang những thứ họ bán vào trong. Thêm vào nữa, hầu như người xem đều ‘thấy thiếu thiếu’ khi không có thứ gì nhai nhai khi ngồi xem.

Trong một chiến dịch khảo sát hành vi người tiêu dùng, hãng nghiên cứu thị trường Mỹ IDC cho biết: 87,5% số người đến rạp chiếu phim thường xuyên mua bắp rang bơ và đồ uống nhẹ. Với nhiều người, nó thậm chí đã trở thành thói quen, một thứ quán tính: cứ đến rạp là họ sẽ mua bắp rang bơ.

Bởi thế, nước và bắp rang bơ ở rạp chiếu phim là một thị trường độc quyền, nơi chỉ có một người bán duy nhất. Bạn chỉ có 2 sự chọn lựa mà thôi: hoặc là mua hoặc là chỉ coi phim chay.

Do đó, bên bán chẳng có lý gì để phải định giá ‘phải chăng’ cho sản phẩm của mình. Họ sẽ tính mức giá cao nhất mà người mua có thể chấp nhận được khi không thể tìm được một bên bán thứ hai. Và nhờ vậy, kinh doanh mặt hàng này mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các rạp chiếu, chiếm 46% doanh số một rạp chiếu phim tầm trung.

Giờ thì bạn đã hiểu rồi đấy. Chính bởi sự độc quyền mà họ muốn lấy giá thế nào cũng được.

Nói là lấy giá nào cũng được nhưng không hẳn vậy, dù là thị trường độc quyền, song nó cũng vận hành theo quy luật cung – cầu cơ bản. Tức là giảm giá sẽ bán được nhiều hơn hoặc là tăng giá cao sẽ bán được ít hơn.

Giá quá cao thì mọi người sẽ xem phim ‘chay’, lợi nhuận sẽ giảm về 0 và họ không hề muốn điều này. Giá thấp tuy bán được nhiều hơn nhưng chắc gì lợi nhuận sẽ cao. Cần giải bài toán cung cầu này để tối đa hóa lợi nhuận.

Vào rạp chẳng nhẽ lại ngồi không?

Đối với một rạp chiếu phim, nguồn thu chính tất nhiên là đến từ bán vé. Tuy nhiên, các rạp còn có thêm một nguồn thu không nhỏ từ việc bán thêm các đồ vặt như nước uống
Những đồ ăn uống vặt này không chỉ mang thêm nguồn thu cho các rạp mà thậm chí nó còn là “mỏ vàng” với tỷ suất lợi nhuận cao ngất ngưởng.
Theo một tài liệu mà chúng tôi có được từ Galaxy Studio, công ty mẹ của chuỗi rạp Galaxy Cinema, thì trong năm 2012, doanh thu từ bán đồ ăn uống tại rạp của công ty đạt 53,54 tỷ đồng trong khi chí phí chỉ có 12,67 tỷ đồng. Tức chỉ bỏ ra 1 đồng mà thu về được tới 4 đồng (lãi gộp).
So với năm 2011, doanh thu từ mảng này tăng gấp rưỡi, tương ứng tăng thêm 19 tỷ trong khi chi phí chỉ tăng 3 tỷ.
Sự tăng trưởng của doanh số bán đồ ăn uống có động lực quan trọng từ sự tăng trưởng của hoạt động bán vé. Các hoạt động sản xuất, phát hành và phân phối phim (bao gồm doanh thu bán vé) vẫn là nguồn thu chính của Galaxy cũng như các hệ thống rạp khác, với doanh thu đạt 367 tỷ đồng trong năm vừa rồi, tăng trưởng hơn 30%.
Sở dĩ bán đồ ăn uống tại rạp có tỷ suất lợi nhuận cao như vậy vì giá bán tại rạp khá cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số rạp, một ly nước giải khát chẳng hạn như Coca-Cola được bán với giá 25-35 nghìn đồng còn một suất bắp rang bơ được bán với giá 30-50 nghìn đồng.

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Monopoly