ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG STARTUP NHƯ THẾ NÀO???

[ ] 28/08/2019

(Bài của Huong Nguyen, giám khảo của #StartupElite)

Hôm trước bạn Kai hỏi mình nếu mình lựa chọn 3 yếu tố để đánh giá một startup thì mình chọn những gì, vì được chọn có 3 cái nên mình chọn

– Problem

– Solution

– Market

Nhắc lại một chút là khái niệm startup đối với Ycombinator có nghĩa là một công ty được thiết kế để tăng trưởng nhanh. Nếu không thì đấy chỉ là công ty bình thường, là SME. Là công ty bình thường cũng tốt, không có vấn đề gì cả, chỉ là đấy không phải là startup.

Startup cần có một vài yếu tố:

– Thị trường lớn

– High innovation (Có sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh hay cái gì đó mới)

– Tăng trưởng số mũ, tính bằng lần

Nhưng làm thế nào để đánh giá một startup có tiềm năng hay không? Thì Kevin Hale, partner của Ycombinator, đánh giá dựa trên 3 yếu tố:

– Problem: Về cơ bản, có những điều kiện ban đầu cho phép startup của bạn tăng trưởng nhanh

– Solution: Những thử nghiệm mà bạn làm, trong những điều kiện đó, để startup của bạn tăng trưởng nhanh

– Insight: Bạn có thể giải thích tại sao với những thử nghiệm mà bạn làm, là giải pháp của bạn, có thể kết thúc thành công

Cụ thể thì, một VẤN ĐỂ ĐÁNG ĐỂ GIẢI QUYẾT (PROBLEM WORTH SOLVING) có 6 đặc tính sau:

– Popular: Vấn đề tốt thường phổ biến, nhiều người gặp

– Growing: Ngày càng có nhiều người gặp phải vấn đề này

– Urgent: Vấn đề cần phải được giải quyết nhanh chóng

– Expensive: Vì thế bạn có thế tính tiền cao

– Mandatory: Vấn đề bắt buộc phải được giải quyết, cần phải có giải pháp để xử lý

– Frequent: Nhiều người sẽ gặp phải vấn đề này nhiều lần, lặp đi lặp lại

Vấn đề mà bạn đang giải quyết không nhất thiết phải có đủ 6 đặc tính trên, nhưng nên có ít nhất một vài đặc tính, càng nhiều càng tốt. Còn nếu nó không có đặc điểm nào trên đây, thì nên tự hỏi lại, liệu đây có là một vấn đề ĐÁNG để giải quyết hay không, hay nó chỉ là một giải pháp, một sản phẩm CÓ CŨNG ĐƯỢC, KHÔNG CÓ CŨNG CHẢ SAO.

Đặc tính thứ 6: Frequent là một yếu tố quan trọng. Kevin Hale mô tả vấn đề lý tưởng là:

– 1M users (hoặc hơn càng tốt): Vấn đề của 1 triệu user là vấn đề tốt

– Market growing 20%/year: Nếu thị trường bạn đang tham gia tăng trưởng 20%/năm thì rất tốt bởi vì bạn đang ở đúng xu hướng.

– Urgent problems: Vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức

– Problems that cost money: Vấn đề khiến người dùng phải tốn chi phí, và nếu bạn có thể giải quyết được vấn đề này, giúp tiết kiệm chi phí hoặc giảm chi phí của người dùng, thì bạn có thể charge tiền họ trên số tiền mà bạn giúp họ tiết kiệm được.

– Problems related to the law changes: Vấn đề liên quan đến việc thay đổi luật (cái này mình chưa rõ lắm)

– Hourly problems: Vấn đề mà người dùng gặp thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Ví dụ: Grab, Uber, các giải pháp tương tự phát triển nhanh vì bạn phải di chuyển ít nhất 2 lần một ngày, 1 lần đi, 1 lần về, có khi còn đi lại 5 lần bảy lượt 1 ngày nếu có nhiều việc.

Đây là những tiêu chí rất hay để đánh giá một startup có tiềm năng hay không. Các bạn startup founder, nhất là các startup ở giai đoạn đầu có thể tự xem lại và đánh giá vấn đề mình đang giải quyết có thật sự là VẤN ĐỀ ĐÁNG GIẢI QUYẾT hay không, bởi vì nếu không thì có thể giải pháp, sản phẩm của bạn sẽ khó bán sau khi đưa ra thị trường, gây tốn kém không cần thiết.

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Monopoly