You Can’t Predict. You Can Prepare

[ ] 16/04/2019

Cuối cùng, có lẽ dưới tiêu đề “hỗn hợp”, tôi muốn chỉ ra một số điểm quan trọng về bản chất của các chu kỳ mà chúng ta cần nắm được để có được một sự thấu hiểu toàn diện (bắt đầu ở đây với một số quan sát từ bài viết của tôi vào tháng 11 năm 2001 mang tên “Bạn không thể tiên đoán, chỉ có thể chuẩn bị” [You Can’t Predict. You Can Prepare]):

Finally, perhaps under the heading of “miscellany,” I want to point out a few more things about the nature of cycles that are essential for a thorough understanding (starting here with a few observations from my November 2001 memo, “You Can’t Predict. You Can Prepare.”):

· Các chu kỳ là điều không thể tránh khỏi. Thỉnh thoảng, một giai đoạn lên hoặc xuống diễn ra trong một thời gian dài và hoặc đạt cực điểm quá cao, và mọi người thường nghĩ “lần này sẽ khác”. Sau đó họ dẫn ra những thay đổi trong địa chính trị, thể chế, công nghệ, khiến các “quy luật cũ” trở nên lỗi thời. Họ ra quyết định đầu tư chỉ dựa trên xu hướng đương thời. Nhưng cuối cùng thì các quy luật cũ vẫn lặp lại. Bởi vì cũng giống như cây không mọc tới trời, ít thứ gì trên đời này bắt đầu từ số không. Phần lớn các hiện tượng đều có tính chu kỳ.

· Cycles are inevitable. Every once in a while, an up- or down-leg goes on for a long time and/or to a great extreme, and people start to say “this time it’s different.” They cite the changes in geopolitics, institutions, technology or behavior that have rendered the “old rules” obsolete. They make investment decisions that extrapolate the recent trend. But then it usually turns out that the old rules do still apply, and the cycle resumes. In the end, trees don’t grow to the sky, and few things go to zero. Rather, most phenomena turn out to be cyclical.

· Ảnh hưởng của chu kỳ được tô đậm bởi sự mau quên của nhà đầu tư đối với quá khứ. Như John Kenneth Galbraith đã từng nói, “sự ngắn ngủi đáng thương của trí nhớ nhà đầu tư” luôn nhắc nhở những người tham gia thị trường về bản chất lặp đi lặp lại của những mẫu hình đó, và cũng là tính không thể tránh khỏi của chúng:

· Cycles’ clout is heightened by the inability of investors to remember the past. As John Kenneth Galbraith says, “extreme brevity of the financial memory” keeps market participants from recognizing the recurring nature of these patterns, and thus their inevitability:

Khi hiện tượng tương tự hoặc gần giống với những gì đã diễn ra, thường là vài năm trước, chúng được chào đón bởi một thế hệ mới, thường trẻ hơn và cực kỳ tự tin hơn, như một khám phá thiên tài và mới mẻ trong thế giới tài chính nói riêng và kinh tế nói chung. Ít có lĩnh vực hoạt động nào của con người mà lịch sử lại bị rẻ rúng đến thế trong thế giới tài chính. Kinh nghiệm quá khứ, trong phạm vi mà chúng vẫn còn được nhớ đến, bị phủ nhận như là nơi trú ẩn thô sơ cho những ai không biết chiêm ngưỡng những kỳ quan của hiện tại (Một lịch sử tóm gọn của Sự hưng phấn trong thế giới tài chính – A Short History of Financial Euphoria, 1990)

When the same or closely similar circumstances occur again, sometimes in only a few years, they are hailed by a new, often youthful, and always supremely self-confident generation as a brilliantly innovative discovery in the financial and larger economic world. There can be few fields of human endeavor in which history counts for so little as in the world of finance. Past experience, to the extent that it is part of memory at all, is dismissed as the primitive refuge of those who do not have the insight to appreciate the incredible wonders of the present. (A Short History of Financial Euphoria, 1990)

· Các chu kỳ có tính tự điều chỉnh, và sự đảo chiều của chúng không tất yếu phát sinh từ các sự kiện ngoại sinh. Lý do mà chúng đảo chiều (thay vì đi mãi mãi về cùng một hướng) đó là các xu hướng tạo ra lý do cho sự đảo chiều đó. Thế nên tôi hay nói thành công chứa trong nó mầm mống của sự thất bại và thất bại đến lượt nó lại chứa mầm mống của sự thành công.

· Cycles are self-correcting, and their reversal is not necessarily dependent on exogenous events. The reason they reverse (rather than going on forever) is that trends create the reasons for their own reversal. Thus I like to say success carries within itself the seeds of failure, and failure the seeds of success.

· Qua nhận thức của người bình thường, các chu kỳ trông có vẻ ít đối xứng hơn bản chất thật sự của chúng. Việc giá giảm được gọi là “tính biến động”, trong khi giá tăng thì được gọi là “lợi nhuận”. Sự sụp đổ thị trường được gọi là “hoảng loạn bán”, trong khi điều ngược lại thì được mô tả thân thiện hơn (tôi nghĩ chúng nên được nhìn nhận là “hoảng loạn mua” như thị trường chứng khoán công nghệ trong năm 1999 chẳng hạn). Các nhà bình luận thường nói về “sự đầu hàng của nhà đầu tư” tại đáy chu kỳ, trong khi tôi cũng nhìn thấy sự đầu hàng ở đỉnh chu kỳ, khi các nhà đầu tư vốn thận trọng trước đây trở nên buông thả và mua vào vô tội vạ.

Seen through the lens of human perception, cycles are often viewed as less symmetrical than they are.Negative price fluctuations are called “volatility,” while positive price fluctuations are called “profit.” Collapsing markets are called “selling panics,” while surges receive more benign descriptions (but I think they may best be seen as “buying panics”; see tech stocks in 1999, for example). Commentators talk about “investor capitulation” at the bottom of market cycles, while I also see capitulation at the top, when previously prudent investors throw in the towel and buy.

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Khái niệm