Liễu Phàm tứ huấn

[ ] 18/10/2018

Đâu đó trong cuộc sống tôi đã từng nghe 4 từ “Liễu phàm tứ huấn” nhưng thật sự trong đầu óc không vô được chút ý niệm nào về 4 từ này. Lần đó, vào dịp ngày mất của bà nội tôi, gia đình tôi nhận được một tấm trướng với 4 từ “Liễu phàm tứ huấn”. Đến đây thì có một sự thôi thúc nhẹ nhàng để tôi phải tìm hiểu về nó. Vậy là “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN” đã về với tôi.

“Bốn bài dạy của Liễu Phàm” vốn là bốn chương đoản văn của cư sĩ Liễu Phàm đời Minh, có tên là Giới tử văn (Văn dạy con), sau được lưu truyền trong dân gian hơn 5 thế kỷ qua với tựa đề là “LIỄU PHÀM TỨ HUẤN”. Các chương bao gồm: Học cách lập mạng, Phương pháp hối cải lỗi lầm, Tích tập việc thiện, Hiệu quả của đức khiêm tốn. Ông đã lấy cuộc đời ông, một con người thông đạt đủ các môn khoa học, đã học hành, làm quan và đặc biệt là một tấm gương đạo đức, trí tuệ và hiền thiện để khuyên dạy con nhưng suy rộng ra thì đều có thể khuyên dạy người đời. Đây là một tác phẩm lấy giáo lý Phật giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, sống đạo đức và hành thiện giúp đời.

Trong bản thể của mỗi con người, cái “tâm” là dẫn đầu tất cả, mọi sự đều do tâm. Phật giáo đã khẳng định như vậy. Để giảm đau khổ và sống hạnh phúc thì việc đầu tiên cần phải làm đó là điều khiển cái “tâm”, phải học cách “tu tâm” rồi từ đó sẽ đạt được sự tự do, tự tại và giải thoát.

SG, 18/10/2018, Q.12

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Đạo - giáo, Điểm sách