Cách chọn Nhà quản lý quỹ

[ ] 18/05/2016

Mình định viết một bài về cách chọn nhà quản lý quỹ để ủy thác tiền nhưng ngẫm đi nghĩ lại thấy việc chọn được một nhà quản lý quỹ xuất sắc cũng khó không kém gì chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt như Vinamilk.

Sau đây là một số gợi ý cho các bạn.

1. Công việc quản lý quỹ là công việc mang tính cá nhân cao. Bạn biết Coca Cola nhưng ít ai biết tổng giám đốc công ty là ai. Ngược lại ai cũng biết Waren Buffett hay Soros nhưng chẳng mấy ai quan tâm quỹ của họ tên gì.

Do đó, khi chọn quỹ để ủy thác bạn nên tìm hiểu về cá nhân người quản lý tiền của bạn. Quản lý quỹ không phải là công việc mang tính tập thể. Bạn cần biết cá nhân nào sẽ ra quyết định đầu tư và tính cách cũng như triết lý đầu tư của cá nhân đó.

Các chiến lược đầu tư cho dù phức tạp đến đâu cũng có thể giải thích được. Bạn nên tìm hiểu cách quản lý quỹ ra quyết định và bạn cảm thấy quyết định đó là hợp lý. Nếu bạn không hiểu gì thì không nên đầu tư vào thứ mình không hiểu.

2. Quản lý quỹ đầu tư tiền của bạn giống như tiền của họ là một dấu hiệu tốt. Nói theo kiểu Buffett đó là ăn chung một mâm. Nếu mất tiền thì quản lý quỹ sẽ mất nhiều hơn do họ tập trung toàn bộ tài sản vào quỹ. Bạn cũng nên tránh các quỹ có sử dụng đòn bẩy tài chính vì đó là công cụ mang tính rủi ro cao.

3.Tái đầu tư. Bạn không nên ủy thác quá nhiều tiền cho nhà quản lý cho dù phần thưởng của tương la hứa hẹn rất lớn nếu thành công mà chỉ cần một phần nhỏ tài sản của bạn. Điều bạn cần làm đó là tái đầu tư số tiền lãi. Nếu nhà quản lý quỹ duy trì được tỷ suất lợi nhuận trên 20% mỗi năm, theo thời gian, nhờ lãi suất kép, số tiền nhỏ ban đầu của bạn sẽ biến thành một khoản tiền rất to. Điều bạn cần làm đó là kiên nhẫn chờ đợi tiền đẻ ra tiền. Bạn cần chấp nhận rủi ro vì bản chất của đầu tư là high risk, high return, ủy thác tiền cho người khác quản lý luôn hàm chứa rủi ro do đó bạn chỉ nên chấp nhận với một số tiền nhỏ để có mất thì không bị ảnh hưởng đến các vấn đề tài chính cá nhân và khi được thì bạn nên liên tục tái đầu tư tiền lời khi thành tích của quỹ cao hơn lãi suất ngân hàng.

4. Chia lợi nhuận cho quản lý quỹ. Các quản lý quỹ xuất sắc đều đòi hỏi việc chia lợi nhuận với tỷ lệ hợp lý. Một số không lấy phí quản lý quỹ 2% trên tổng tài sản. Nếu quỹ nào không đòi hỏi việc chia lợi nhuận mà chỉ tập trung lấy phí quản lý chứng tỏ quỹ đó có tỷ suất sinh lời không vượt trội so với thị trường chung.

5. Tin buồn cho các bạn đó là các quỹ xuất sắc đến một giai đoạn nhất định thường từ chối các khoản góp vốn vào quỹ do đó bạn sẽ không có cơ hội để đầu tư một khoản tiền nhỏ. Do đó, bạn cần bỏ thời gian và công sức để tìm một nhà quản lý quỹ có khả năng trở thành Buffett hay Soros trong tương lai. Dĩ nhiên, đó là việc khó nhưng bạn vẫn có thể làm được nếu chịu khó đi tìm.

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Chia sẻ