Phong cách đầu tư của Soros

[ ] 19/04/2019

Trong bài phỏng vấn này, Soros mô tả phong cách đầu tư của ông. Các bạn nên đọc tiếng Anh vì có nhiều thuật ngữ dịch giả không chuyển tải được hết ý chẳng hạn như từ trend, self-reinforcing, . Nếu tìm hiểu nhiều về Soros, các bạn sẽ hiểu được vì sao nhiều nhà quản lý quỹ phòng hộ trên thế giới kính trọng ông, tìm đọc những cuốn sách ông viết.

Ông mô tả thế nào về phong cách đầu tư riêng của mình?
How would you describe your particular style of investing?

Sự riêng biệt của tôi là ở chỗ tôi chẳng có phong cách đầu tư riêng nào cả, hay chính xác hơn, tôi cố gắng thay đổi phong cách của tôi cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn nhìn vào lịch sử của Soros Quantum Fund, nó đã thay đổi tính chất nhiều lần. Trong mười năm đầu tiên, nó hầu như không sử dụng tới những công cụ vĩ mô. Sau đó, đầu tư vĩ mô trở thành chủ đạo. Nhưng rồi gần đây, chúng tôi bắt đầu đầu tư vào các tài sản ngành công nghiệp. Tôi có thể tóm lược lại thế này: Tôi không chơi theo một bộ luật nào đặt ra trước cả; tôi tìm kiếm những thay đổi trong luật của trò chơi.

My peculiarity is that I don’t have a particular style of investing or, more exactly, I try to change my style to fit the conditions. If you look at the history of the Fund, it has changed its character many times. For the first ten years, it used practically no macro instruments. Afterwards, macro investing became the dominant theme. But more recently, we started investing in industrial assets. I would put it this way: I do not play according to a given set of rules; I look for changes in the rules of the game.

Ông nói rằng trực giác là thứ quan trọng trong những thành công về đầu tư của mình, vậy chúng ta hãy cùng thảo luận về trực giác. Ông có hàm ý gì khi nói rằng ông sử dụng trực giác như một công cụ đầu tư?
You have said that intuition is important in your investment success, so let’s discuss intuition. What do you mean when you say you use intuition as an investment tool?

Tôi làm việc với những giả thiết. Tôi lập ra một luận án về những chuỗi sự kiện được dự đoán trước và rồi so sánh diễn tiến thực sự của những sự kiện đó với luận án của mình; điều đó cho tôi một tiêu chuẩn để đánh giá giả thiết của mình.
I work with hypotheses. I form a thesis about the anticipated sequence of events and then I compare the actual course of events with my thesis; that gives me a criterion by which I can evaluate my hypothesis.

Việc này đòi hỏi một chút yếu tố trực giác. Nhưng tôi chắc rằng vai trò của trực giác là cực kì lớn, bởi vì tôi cũng có một nền tảng về lý thuyết. Trong công việc đầu tư của mình, tôi có xu hướng lựa chọn những tình huống phù hợp với nền tảng đó. Tôi cũng cố khám phá ra những điều kiện của sự không cân bằng. Chúng sẽ tạo ra những dấu hiệu nhất định có thể thúc đẩy tôi hành động. Vì vậy những quyết định của tôi thực ra là được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết và bản năng. Nếu anh thích, anh có thể gọi đó là trực giác cũng được.
This involves a certain element of intuition. But I’m sure the role of intuition is so great, because I also have a theoretical framework. In my investing, I tend to select situations that fit into framework. I look for conditions of disequilibrium. They send out certain signals that activate me. So my decisions are really made using a combination of theory and instinct. If you like, you may call it intuition.

Thông thường thì, mọi người nghĩ đến những nhà quản lý tiền nong như những người sở hữu sự kết hợp giữa trí tưởng tượng và khả năng phân tích. Nếu như ông chỉ chia tất cả các kỹ năng ra thành hai dạng đó, thì cái gì sẽ là thế mạnh nổi trội của cá nhân ông, trí tưởng tượng hay khả năng phân tích?
Ordinarily, people think of money managers as having a combination of imagination and analytical ability. If you broke down all the skills into just those two categories, which one would be your particular strength – imagination or analytical ability?

Tôi nghĩ rằng khả năng phân tích của tôi hơi kém cỏi, nhưng tôi thực sự có một khả năng phản biện rất tốt. Tôi không phải là một nhà phân tích chuyên nghiệp về sự an toàn. Tôi thích tự gọi mình là nhà phân tích về “sự bấp bênh”.
I think my analytical abilities are rather deficient, but I do have a very strong critical faculty. I am not a professional security analyst. I would rather call myself an insecurity analyst. (insecurity: cái bấp bênh, điều không chắc)

Đó là một tuyên bố khiêu khích. Ý của ông là gì?
That’s a provocative statement. What do you mean by that?

Tôi thừa nhận rằng tôi có thể sai. Điều này khiến tôi trở nên bất an. Cảm giác bất an sẽ cảnh báo cho tôi, luôn luôn phải sẵn sàng để sửa sai. Tôi làm việc này ở hai mức. Ở mức trừu tượng, tôi đã biến niềm tin về khả năng sai lầm của tôi trở thành nền tảng của một triết lý sống phức tạp.
I recognize that I may be wrong. This makes me insecure. My sense of insecurity keeps me alert, always ready to correct my errors. I do this on two levels. On the abstract level, I have turned the belief in my own fallibility into the cornerstone of an elaborate philosophy.

Ở mức cá nhân, tôi là một người ưa phản biện, luôn tìm ra những lỗi lầm trong bản thân mình cũng như ở những người khác. Mặc dù hay phản biện như vậy, nhưng tôi cũng khá khoan dung. Tôi không thể thừa nhận lỗi lầm của mình nếu như tôi không tự tha thứ cho bản thân. Với những người khác, mắc sai lầm là nguồn gốc của sự xấu hổ; với tôi, tự thừa nhận sai lầm của mình là xuất phát cho sự tự hào. Một khi chúng ta nhận ra rằng những hiểu biết thiếu hoàn thiện của mình là ước định của con người, không có gì xấu hổ nếu ta sai, chỉ đáng xấu hổ khi nào ta thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm của mình thôi.
On a personal level, I am a very critical person who looks for defects in myself as well as in others. But, being so critical, I am also quite forgiving. I couldn’t recognize my mistakes if I couldn’t forgive myself. To others, being wrong is a source of shame; to me, recognizing my mistakes is a source of pride. Once we realize that imperfect understanding is the human condition, there is no shame in being wrong, only in failing to correct our mistakes.

Ông có nói về bản thân mình rằng ông thừa nhận những sai lầm của mình nhanh hơn là những người khác. Nghe như có vẻ đó là một đặc điểm của nghề đầu tư. Ông trông đợi mình sẽ thấy điều gì nếu như ông sai?
You have said about yourself that you recognize your mistakes more quickly than others. That sounds like a necessary trait in investing. What do you look for to see if you are wrong?

Như tôi đã nói với anh trước đây, tôi làm việc với những giả thiết trong đầu tư. Tôi sẽ xem liệu diễn biến thực sự của những sự kiện có tương ứng với những kỳ vọng của tôi hay không. Nếu có gì sai, tôi thừa nhận rằng tôi đã đi sai hướng.
As I told you before, I work with investment hypotheses. I watch whether the actual course of events corresponds to my expectations. If not, I realize that I am on the wrong track.

Nhưng đôi khi mọi thứ đi chệch hướng một thời gian ngắn rồi sau đó lại trở về đúng hướng. Làm sao ông biết được đó là trường hợp nào? Chính điều đó mới làm nên tài năng.
But sometimes things get off the track for a short time and then get back on the track. How do you know which is the case? That’s what takes talent.

Khi có sự trái ngược giữa những kỳ vọng của tôi với diễn biến thực sự của sự kiện, không có nghĩa rằng tôi sẽ bán tháo cổ phiếu của mình đi. Tôi sẽ kiểm tra lại luận án và cố gắng xác định lại xem đã có vấn đề gì không ổn. Tôi có thể điều chỉnh dự án của mình hoặc có thể tìm ra một nhân tố ảnh hưởng khác lạ nào đó vừa mới xuất hiện trong toàn cảnh. Rốt cuộc tôi có thể sẽ lao vào cuộc hơn là quẳng nó đi. Nhưng tôi chắc chắn sẽ không ngồi yên một chỗ và cũng không bỏ qua sự trái ngược đó. Tôi sẽ bắt đầu xem xét lại với đầu óc phản biện. Và nói chung, tôi cũng khá láu cá trong việc thay đổi luận án của mình cho phù hợp với hoàn cảnh đã thay đổi, mặc dù tôi cũng không hoàn toàn loại bỏ luận án đó.
When there is a discrepancy between my expectations and the actual course of events, it doesn’t mean that I dump my stock. I re-examine the thesis and try to establish what has gone wrong. I may adjust my thesis or I may find that there is some extraneous influence that has come into the picture. I may end up actually adding to my position rather than dumping it. But I certainly don’t stay still and I don’t ignore the discrepancy. I start a critical examination. And generally, I’m quite leery of changing my thesis to suit the changed circumstances, although I don’t rule it out completely.

Ông cũng có nói về “thú vui đi ngược lại tâm lý đám đông”. Ông mong đợi dấu hiệu nào để xác định rằng liệu đã đến lúc để đi ngược xu thế?You have talked about the “joy of going against the herd.” What signs do you look for to determine whether it is time to buck the trend?

Là người hay phản biện như vậy, tôi thường xuyên được coi là người đi trái chiều. Nhưng tôi cũng rất thận trọng khi chống lại đám đông, những lúc đó tôi đứng trước nguy cơ bị đè bẹp. Theo lý thuyết của tôi về “việc tự củng cố bản thân” lúc đầu, nhưng cuối cùng thành ra là “những xu hướng tự chuốc lấy thất bại”, thì xu hướng là khi bạn anh hầu hết đều đi theo một hướng; những người đi theo xu hướng đó sẽ bị thương tại điểm uốn, tức là thời điểm mà xu hướng thay đổi. Hầu hết những lần trước đây tôi là người đi theo xu hướng, nhưng lúc nào tôi cũng nhận thức một điều rằng tôi là một thành viên của đám đông và tôi luôn trông chừng điểm uốn.

Being so critical, I am often considered a contrarian. But I am very cautious about going against the herd; I am liable to be trampled on. According to my theory of initially self-reinforcing, but eventually self-defeating trends, the trend is your friend most of the way; trend followers only get hurt at inflection points, where the trend changes. Most of the time I am a trend follower, but all the time I am aware that I am a member of a herd and I am on the lookout for inflection points.

Một kiến thức chiếm ưu thế bây giờ là “thị trường luôn luôn đúng”. Tôi đứng ở vị thế đối diện. Tôi giả định rằng thị trường luôn luôn sai. Ngay cả khi giả định của tôi thi thoảng mới sai, tôi sử dụng nó như một giả thuyết để làm việc. Nó không dẫn đến việc một người nên đi ngược với xu thế chủ đạo. Ngược lại, hầu hết mọi lúc xu hướng đều chủ đạo, chỉ có thi thoảng có sai lầm được sửa chữa. Chỉ những dịp đó người ta mới nên đi ngược lại xu hướng. Nguyên nhân này dẫn dắt tôi tìm kiếm những kẽ hở trong mọi giả thiết về đầu tư.
The prevailing wisdom is that markets are always right. I take the opposition position. I assume that markets are always wrong. Even if my assumption is occasionally wrong, I use it as a working hypothesis. It does not follow that one should always go against the prevailing trend. On the contrary, most of the time the trend prevails; only occasionally are the errors corrected. It is only on those occasions that one should go against the trend. This line of reasoning leads me to look for the flaw in every investment thesis.

Cảm giác bất an của tôi được thoả mãn khi tôi tìm ra kẽ hở đó là gì. Điều đó không làm tôi loại bỏ giả thiết của mình mà ngược lại, tôi có thể tiếp tục cuộc chơi với sự tự tin vững chắc hơn bởi vì tôi biết điều gì sai trong khi thị trường đúng. Tôi đi trước đường cong. Tôi trông chừng những dấu hiệu mách nước cho tôi thấy rằng xu hướng có thể trở nên kiệt quệ. Sau đó tôi sẽ tách khỏi đám đông và tìm một luận án đầu tư khác. Hoặc, nếu tôi nghĩ rằng xu hướng đã bị đẩy đi quá mức, tôi sẽ thử dò theo hướng ngược lại. Hầu hết mọi lần chúng ta sẽ bị trừng phạt nếu đi ngược lại xu hướng. Chỉ ở điểm uốn của xu hướng chúng ta mới được tưởng thưởng.
My sense of insecurity is satisfied when I know what the flaw is. It doesn’t make me discard the thesis. Rather, I can play it with greater confidence because I know what is wrong with it while the market does not. I am ahead of the curve. I watch out for telltale signs that a trend may be exhausted. Then I disengage from the herd and look for a different investment thesis. Or, if I think the trend has been carried to excess, I may probe going against it. Most of the time we are punished if we go against the trend. Only at an inflection point are we rewarded.

Nguồn từ Soros on Soros, Đăng ký bản quyền © 1995 bởi George Soros. Được in lại dưới sự thoả thuận với John Wiley & Sons, Inc.

Chú thích của người biên tập: George Soros điều hành Ban quản lý Quỹ đầu tư Soros, cố vấn đầu tư chính cho quỹ Quantum, một tổ chức đầu tư đặt tại Curacao. Quỹ Quantum thường được công nhận như là quỹ có thành tích tốt nhất.

Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/an-interview-with-george-soros.html

Các bình luận

các bình luận

Chuyên mục: Khái niệm